7 Quy tắc viết chữ Hán và các Nét cơ bản trong tiếng Trung

Khi bạn bắt đầu học tiếng Trung cơ bản, thì việc viết tiếng Trung là việc vô cùng khó nếu bạn chưa hiểu cấu tạo hay đặc điểm của chữ Hán.

Thực ra, bạn chỉ cần nắm chắc:

  • 8 nét cơ bản trong tiếng Trung
  • Các quy tắc viết chữ Hán

là bạn có thể học viết tiếng Trung tốt rồi.

Việc viết đúng các nét theo đúng thứ tự sẽ giúp cho việc tập viết chữ Hán chính xác, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ. Từ đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn.

8 Nét cơ bản trong chữ Hán

Các nét trong tiếng Trung nó cũng tương đương với các chữ Cái trong tiếng Việt. Trong tiếng Việt có 24 chữ cái, còn trong tiếng Trung chỉ có 8 nét cơ bản , đó là: Ngang, sổ, chấm, hất, phẩy, mác, gập và móc.

Thực chất một chữ Hán được cấu thành bởi một hoặc nhiều nét cơ bản như trên nhưng để dễ nhớ hơn các nét được sắp xếp lại thành từng bộ gọi là bộ thủ và gói gọn là:

Các nét cơ bản trong tiếng Trung
Hình 1. Các nét cơ bản trong chữ Hán
  • Một chữ Hán là tập hợp của một hoặc nhiều bộ thủ
  • Một bộ thủ là tập hợp của một hoặc nhiều nét như Hình 1

Ví dụ: Chữ gồm có bộ Nhân (người) và bộ Nhất 一 (một) → chữ Hán này gồm hai bộ thủ là bộ Nhân và bộ Nhất và có tổng là 3 nét

  1. Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
  2. Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
  3. Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
  4. Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
  5. Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
  6. Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
  7. Nét gập: có một nét gập giữa nét.
  8. Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.

Quy tắc viết các nét chữ Hán cơ bản

Quy tắc viết các nét chữ Hán cơ bản mà bạn cần nhớ đó là: từ trái sang phải – từ trên xuống dưới – từ trong ra ngoài – ngang trước sổ sau.

Có 7 quy tắc viết chữ Hán trong tiếng Trung (1 quy tắc khác ít dùng là 8 quy tắc):

1 Ngang trước sổ sau.
Đây là các quy tắc viết tay thuận, các bạn sẽ cảm thấy viết chữ Hán trong tâm tay khi tạo được thói quen viết bút tay thuận nhé:
quy tac viet chu han1 7 Quy tắc viết chữ Hán và các Nét cơ bản trong tiếng Trung
Ví dụ: Với chữ Thập (số mười) 十 Nét ngang sẽ được viết trước sau đó đến nét dọc.

2 Phẩy trước mác sau.

Các nét xiên trái (丿) được viết trước, các nét xiên phải (乀) viết sau.

Ví dụ: Với chữ Văn  . Số 8

Quy tắc viết chữ Hán 2

3 Trên trước dưới sau.

Các nét bên trên được viết trước các nét bên dưới.

Ví dụ: Số 2   số 3。Mỗi nét được viết từ trái qua phải và lần lượt từ trên xuống dưới.

Quy tắc viết chữ Hán 3

4 Trái trước phải sau.

Trong chữ Hán các nét bên trái được viết trước, nét bên phải viết sau.

Ví dụ: Với chữ “mai” – míng bộ nhật viết trước, bộ nguyệt viết sau

.Quy tắc viết chữ Hán 4

5Ngoài trước trong sau.

Khung ngoài được viết trước sau đó viết các nét trong sau. Cái này được ví như xây thành bao trước, có để cổng vào và tiến hành xây dựng bên trong sau.

Ví dụ: Chữ “dùng” 用- Khung ngoài được viết trước, sau đó viết chữ bên trong.

Quy tắc viết chữ Hán 5

6Vào trước đóng sau.

Nguyên tắc này được ví như vào nhà trước đóng cửa sau cho các bạn dễ nhớ nhé.

Ví dụ: Chữ “Quốc” trong “Quốc gia” – khung ngoài được viết trước, sau đó viết đến bộ vương bên trong và cuối cùng là đóng khung lại →  hoàn thành chữ viết.

Quy tắc viết chữ Hán 6

7 Giữa trước hai bên sau.

Giữa trước hai bên sau là nguyên tắc căn bản thứ 7 trong viết chữ Hán.
Lưu ý: Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không phải các nét giống nhau, các nét giống nhau theo quy tắc 4: Trái trước, phải sau).

Ví dụ: chữ “nước” trong nước chảy – 。Nét sổ thẳng được viết trước, sau đó viết nét bên trái, cuối cùng là nét bên phải.

Quy tắc viết chữ Hán 7

Sau khi thành thạo với 7 nguyên tắc này thì gặp chữ Hán nào các bạn đều có thể tháo gỡ một cách đơn giản

Quy tắc khác: Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶,  Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng

Quy tắc viết chữ Hán 8

Phần bổ sung…

1. Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải
Theo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.

Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: . Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.
Chữ nhị có 2 nét: . Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước. Chữ tam có 3 nét: . Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.

Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần.

Chẳng hạn, chữ có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (). Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).
Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ và chữ 星.

2. Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau
Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập () có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.

3. Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng
Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ và chữ .
Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.

4. Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác)
Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.
Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ , thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.

5. Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc
Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ và chữ 承.

6. Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong
Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ và chữ . Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ và chữ .

7. Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh
Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.

8. Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng
Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.

9. Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng
Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.

Các nét viết của chữ Hán

Chữ Hán trông có nhiều nét phức tạp, nhưng phân tích kỹ ra thì các nét dùng trong chữ Hán chỉ bao gồm 6 nét cơ bản và một số nét viết riêng có quy định cách viết. Việc viết đúng các nét và theo thứ tự giúp cho việc viết chính xác chữ Hán, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ và do đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn. Các nét viết của chữ Hán như sau

  1. Nét ngang, viết từ trái qua phải:
  2. Nét sổ đứng (dọc), viết từ trên xuống dưới:
  3. Nét phẩy, viết từ trên phải xuống trái dưới:
  4. Nét mác, viết từ trên trái xuống phải dưới:
  5. Nét chấm:
  6. Nét hất:
  7. Nét ngang có móc:
  8. Nét sổ đứng (dọc) có móc:
  9. Nét cong có móc:
  10. Nét mác có móc:
  11. Nét sổ đứng (dọc) kết hợp gập phải:
  12. Nét ngang kết hợp nét gập đứng:
  13. Nét đứng kết hợp với bình câu và móc:
  14. Nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm:
  15. Nét ngang kết hợp với nét gập có móc:
  16. Nét ngang kết hợp nét phẩy:
  17. Nét phẩy kết hợp nét gập phải:
  18. Nét sổ dọc kết hợp nét hất:
  19. Nét sổ với 2 lần gập và móc:
  20. Nét ngang kết hợp nét phẩy và nét cong có móc:
  21. Nét ngang kết hợp gập cong có móc:
  22. Nét ngang kết hợp sổ cong: 
  23. Nét ngang với 3 lần gập và móc: 
  24. Nét ngang kết hợp nét mác có móc: 
  25. Nét ngang với 2 lần gập và phẩy: 
  26. Nét sổ đứng kết hợp nét gập và phẩy:
  27. Nét sổ đứng với 2 lần gập: 
  28. Nét ngang với 2 lần gập: 
  29. Nét ngang với 3 lần gập: 

Nội dung bài viết về các nét cơ bản trong tiếng Trung và 7 quy tắc viết chữ Hán xin kết thúc tại đây. Chinese sẽ cập nhật nội dung để bài viết đầy đủ hơn trong thời gian tới.

→ Bài nên xem Cách học tiếng Trung hiệu quả nhất

→ Hướng dẫn, Giải thích và Cách học 214 Bộ thủ tiếng Trung

→ Hướng dẫn Học cách Viết tiếng Trung dễ nhớ cho người Mới bắt đầu

→ Tham khảo các sách tập viết tiếng Trung cơ bản dành cho người mới

Chúc các bạn học tốt tiếng Trung. Cám ơn các bạn đã ghé thăm website của chúng tôi.

Nguồn: www.chinese.com.vn
Bản quyền thuộc về: Trung tâm tiếng Trung Chinese
Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Du Bao Ying

Du Bao Ying là giảng viên tại Trung tâm Chinese. Cô có bằng thạc sĩ về Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ Trung Quốc và đã dạy hàng nghìn sinh viên trong những năm qua. Cô ấy cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, giúp việc học tiếng Trung trở nên dễ dàng hơn trên khắp thế giới.
Subscribe
Notify of

38 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Hi fa

Trung tâm ở đâu ạ

baooanh
Reply to  a cửu

Vâng, cảm ơn anh đã quan tâm đến khóa học tiếng trung Online bên e sẽ liên hệ tư vấn cho a ạ

a cửu

mình muốn đc tư vấn 1 khóa học tiếng Trung online cho người chưa biết gì

...

chinese skill ạ

Đỗ Văn Quân

Mình đang làm nên muốn học online tiếng trung, đặc biệt là viết chữ, sau đó có hỗ trợ thi bằng

Back to top button